Gia công thực phẩm chức năng dạng cốm: Quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn

Với những ưu điểm về tính tiện dùng, dễ bảo quản, dễ vận chuyển… thực phẩm chức năng dạng cốm đang được nhiều người ưa chuộng. Xuất phát từ điều đó, nhu cầu gia công dạng bào chế này cũng đang ngày càng tăng cao, các nhà máy nhận gia công cũng tăng lên từ đó. Khi hiểu rõ về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn trong gia công thực phẩm chức năng dạng cốm, bạn sẽ lựa chọn được nhà máy nhận gia công tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về các yếu tố đó. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Gia công thực phẩm chức năng dạng dạng cốm

 

Những thông tin cơ bản về thực phẩm chức năng dạng cốm

Cốm là dạng bào chế có sự kết dính các tiểu phân bột ở dạng rắn, khô, dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp và có độ bền theo tiêu chuẩn của dược điển. Cách dùng có thể uống cùng một ít nước hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch, siro hoặc nhai, nuốt trực tiếp. Trong cốm có chứa một hoặc nhiều thành phần, ngoài ra còn có những tá dược thích hợp như tá dược độn, tá dược dính và các tá dược phụ dùng để điều hương, điều vị và tạo màu. “

Thực phẩm chức năng dạng cốm có thể phân thành nhiều phân loại nhỏ như cốm pha thông thường, cốm sủi bọt, cốm bao tan trong ruột, cốm tác dụng chậm. Hiện nay, đối với thực phẩm chức năng dạng cốm pha thông thường vẫn là thông dụng nhất. Các sản phẩm có thể ở dạng cốm phân liều hoặc không phân liều, đóng dưới dạng lọ hoặc dạng gói nhỏ.

 

Các tiêu chuẩn chất lượng của thực phẩm chức năng dạng cốm

Một sản phẩm thực phẩm chức dạng cốm chất lượng cần đạt các yêu cầu sau:

– Khô: Sản phẩm cần có hàm ẩm dưới mức quy định  theo phương pháp xác định giảm khối lượng do làm khô.

– Đồng đều về kích thước hạt

– Đồng đều về khối lượng hạt

– Không có hiện tượng hút ẩm.

– Không bị mềm và biến màu.

Để đạt được những tiêu chuẩn trên, quy trình sản xuất, gia công thực phẩm chức năng dạng cốm cần tuân theo những bước và tiêu chuẩn nghiêm ngặt, áp dụng những kỹ thuật bào chế, sản xuất tiên tiến, hiện đại. Trong đó, quy trình tạo hạt cốm đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định phần lớn chất lượng của sản phẩm.

 

 

Thực phẩm chức năng dạng cốm cần đạt tiêu chuẩn gì?

 

Các phương pháp tạo hạt cốm

Có hai phương pháp tạo hạt cốm hiện nay đó là phương pháp xát hạt qua rây và phương pháp phun sấy.

Phương pháp xát hạt Bao gồm phương pháp xát hạt khô và xát hạt ướt. Trước đó, bước trộn bột kép là bước chung.

 

Trộn bột kép:

 

 Các thành phần của thực phẩm chức năng được trộn đều với nhau và trộn đều với các tá dược theo đúng tỷ lệ và các bước nhất định. Trong quá trình trộn, nguyên tắc trộn đồng lượng được chú trọng nhằm các thành phần được phân phối đồng đều.

Việc sử dụng máy trộn sẽ giúp các thành phần được trộn đồng đều hơn. Hiện có nhiều loại máy trộn khác nhau, trong đó máy trộn Rocket tự động có nhiều ưu điểm vượt trội như: Có thể trộn được cả bột mịn, siêu mịn, bột có tỉ trọng thấp một cách tự động. Quá trình trộn nguyên liệu sẽ được kiểm soát về thể tích làm việc, tốc độ quay, kích thước tiểu phân, độ ẩm của bột,…

 

Máy trộn Rocket tự động

 

Phương pháp xát hạt khô

 

Phương pháp tạo hạt khô có những ưu điểm như phù hợp với những thành phần trong thực phẩm chức năng không bền với nhiệt ẩm như vitamin C, tiết kiệm được mặt bằng và thời gian hơn so với phương pháp tạo hạt ướt. Tuy nhiên, phương pháp này có có nhiều nhược điểm như có thể tạo hiện tượng phân lớp, hiệu suất tạo hạt không cao. Các bước thực hiện như sau:

 

– Bột được dập thành viên to (đường kính khoảng 1,5 – 2 cm).

– Phá vỡ viên to để tạo thành những hạt nhỏ

– Rây chọn lấy hạt có kích thước mong muốn.

– Dùng hạt nhỏ hoặc quá to sẽ tiếp tục được dùng để dập viên rồi phá vỡ lặp lại theo các bước trên.

 

Với việc phải thực hiện lặp lại nhiều lần các bước trên, hiện nay người ta dùng phương pháp cán ép (bột sau khi trộn sẽ được cán ép thành tấm mỏng, sau đó xát vỡ tấm mỏng qua rây để tạo hạt.

 

Phương pháp xát hạt ướt

 

– Tạo khối ẩm: Khối bột được thêm tá dược dính lỏng cho đến khi tá dược thấm đều vào khối ẩm, tạo sự liên kết giữa các thành phần để tạo thành một khối có độ ẩm nhất định, vừa đủ để tạo hạt.

– Xát hạt: Khối ẩm được xát qua rây có kích thước quy định. Khi sát hạt cần kiểm soát độ dài của hạt (nếu khối ẩm quá ẩm và lực xát hạt quá lớn sẽ tạo thành các sợi dài.

– Sấy hạt, sửa hạt: Sau khi tạo hạt, hạt sẽ được sấy cho đến khi hàm ẩm dưới 5%. Sau đó, khối hạt sẽ được bỏ bột mịn và cục vón bằng cách rây qua cỡ rây quy định.

Hiện nay, để khắc phục được những nhược điểm của phương pháp xát hạt, hiện nay phương pháp tạo cốm tầng sôi có những ưu điểm vượt trội hơn.

 

 

Phương pháp tạo cốm tầng sôi

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là: Các tiểu phân phột được lơ lửng trong buồng sấy, sau đó, các tá dược dính được phun vào buồng sấy đó. Nhờ đó,

các tiểu phân bột sẽ được thấ ướt từ từ và có khả năng dính với các tiểu phân khác và dần được tạo thành hạt cốm. Các giọt nhỏ sẽ được làm khô ngay lập tức thành các tiểu phân hình cầu. Kích thước của tiểu phân sẽ được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh kích thước vòi phun, tốc độ phun và tính chất của tá dược dính.

 

Phương pháp tạo cốm tầng sôi có nhiều ưu điểm vượt trội đó là:

 

– Thời gian sấy ngắn, thích hợp với các thành phần không bền với nhiệt như các vitamin, các protein, các nội tiết tố …

–  Tạo hạt với độ đồng đều cao.

– Dễ dàng lấy mẫu kiểm tra theo dõi chất lượng của hạt cốm trong khi máy vẫn hoạt động, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, giúp hạt có chất lượng tốt nhất.

– Tạo hạt với hình cầu có độ trơn chảy cao, từ đó việc phân liều được chính xác hơn.

 

Với những ưu điểm vượt trội như trên, khi gia công thực phẩm chức năng dạng cốm sử dụng phương pháp tầng sôi, sản phẩm sẽ đạt năng suất và chất lượng cao.

 

Thiết bị tạo cốm tầng sôi

 

Quy trình gia công thực phẩm chức năng dạng cốm

 

Các quy trình gia công thực phẩm chức năng dạng cốm được thực hiện theo các bước sau:

 

Bước 1: Nhận nguyên vật liệu vào kho

Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu, khi đạt tiêu chuẩn mới được chuyển sang các bước tiếp theo.

Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu đã được kiểm nghiệm vào xưởng sản xuất.

Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào tạo cốm (xát hạt hoặc phun sấy tạo cốm), kiểm nghiệm bán thành phẩm.

Bước 5: Đóng gói cốm.

Bước 6: Đóng hộp thành phẩm.

Bước 7: Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói/đóng hộp để kiểm nghiệm

Bước 8: Nhập kho/Lưu hồ sơ/Lưu mẫu –> Phân phối

 

Có thể thấy, ngoài bước tạo hạt cốm thì có rất nhiều công đoạn khác góp phần giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao. Tất cả các quy trình sản xuất, gia công thực phẩm chức năng dạng cốm cần đạt những tiêu chuẩn khắt khe của tiêu chuẩn GMP.

 

Đạt chuẩn GMP – yêu cầu bắt buộc của nhà máy gia công thực phẩm chức năng dạng cốm.

 

    Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP thực phẩm chức năng là một công cụ giúp quá trình sản xuất được thực hiện một cách khoa học, sao cho tránh được các sai sót, đạt năng suất cao, sản phẩm đạt tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, tiêu chuẩn này được đặt ra sẽ giúp sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất không đạt chất lượng  trong sản xuất.

 

Khi nhà máy đạt chuẩn GMP nghĩa là tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất, gia công thực phẩm chức năng dạng cốm sẽ đạt yêu cầu từ việc thiết kế nhà xưởng, trình độ nhân lực, thiết bị máy móc, kiểm soát chất lượng… Để sản phẩm của bạn đạt chất lượng cao và được phép phân phối trên thị trường, nhà máy nhận gia công bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn khắt khe này.

 

Công ty nhận gia công thực phẩm chức năng dạng cốm chuyên nghiệp cần có những dịch vụ nào?

 

Những dịch vụ cần có của một công ty chuyên nghiệp là:

 

– Nghiên cứu, xây dựng công thức cho sản phẩm với phòng nghiên cứu phát triển (R&D) có đội ngũ nhân lực trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu, xây dựng công thức. Từ đó, giúp công thức bào chế sản phẩm được tối ưu, sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

– Thiết kế bao bì, mẫu mã, xây dựng nội dung nhãn đúng theo quy định của pháp luật với đội ngũ xây dựng nội dung có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

– Lập hồ sơ, tài liệu chứng minh và xin giấy phép cho sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm.

 

Một công ty nhận gia công thực phẩm chức năng dạng cốm chuyên nghiệp sẽ có đầy đủ các dịch vụ trên. Ngoài ra, các chính sách của công ty đó cũng cần hợp lý, mang lại những lợi ích tối ưu cho bạn. 

 

Công ty nhận gia công thực phẩm chức năng dạng cốm chuyên nghiệp sẽ có thêm dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và xin giấy phép cho sản phẩm

 

Công ty nhận gia công thực phẩm chức năng dạng cốm chuyên nghiệp nên có những chính sách nào?

Các chính sách nên có là:

– Gia công thực phẩm chức năng số lượng ít đến nhiều, giúp tạo điều kiện cho những đơn hàng nhỏ.

– Gia công thực phẩm chức năng với sự đa dạng về dạng bào chế: Điều đó giúp bạn đa dạng hóa về dạng dùng cho các sản phẩm sắp tới của mình.

– Chính sách tốt về giá: Mỗi một công ty sẽ có các phương pháp tối ưu hóa quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu được chi phí khi gia công.  Vì vậy, các công ty sẽ có các chính sách về giá khác nhau. Bạn nên tham khảo nhiều công ty để lựa chọn công ty có giá cả hợp lý nhất.

– Chính sách hậu mãi phù hợp.

Dựa vào các tiêu chí trên, bạn sẽ lựa chọn được nhà máy gia công thực phẩm chức năng dạng cốm tối ưu cho sản phẩm sắp tới của mình.

 

Vì sao gia công thực phẩm chức năng dạng cốm tại Takarai là lựa chọn tối ưu của bạn?

Khi bạn cần gia công thực phẩm chức năng dạng cốm, công ty Takarai là lựa chọn tối ưu vì những lý do sau đây:

– Công ty Takarai đã chính thức nhận giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm chức năng. Do đó, các điều kiện sản xuất của công ty đều đã đạt các yêu cầu khắt khe nhất.

 

Giấy chứng nhận GMP của nhà máy Takarai

 

– Nhà máy Takarai sử dụng công nghệ sấy tạo hạt tầng sôi trong sản xuất thực phẩm chức năng dạng cốm, giúp sản phẩm đạt chất lượng cao, nâng cao hiệu suất sản xuất. Ngoài ra, máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi  của Takarai còn có thêm hệ thống cấp nhiệt độc lập bằng điện, hệ thống lọc HEPHA H13 cho bụi, khí, mùi thải đầu ra (thải ra trần kỹ thuật), giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất.

 

 

– Công ty Takarai cung cấp dịch vụ trọn gói từ A-Z: Các dịch vụ trọn gói, chất lượng đó là:

  • Tìm nguồn nguyên liệu chất lượng.
  • Xây dựng công thức tối ưu cho sản phẩm.
  • Thiết kế bao bì, thiết kế nội dung nhãn.
  • Xin giấy phép cho sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm.

 

– Công ty Takrai có những chính sách hấp dẫn như sau:

  • Nhận gia công thực phẩm chức năng số lượng ít đến nhiều (Với các đơn hàng có giá trị tối thiểu 50.000.000đ hoặc từ 5.000 sản phẩm trở lên).
  • Có chính sách về giá hấp dẫn: Công ty Takarai xây dựng các chính sách về giá hợp lý nhất thị trường.
  • Chính sách hậu mãi: Công ty Takarai thực hiện chính sách một đổi một trong trường hợp sản phẩm có lỗi do quá trình sản xuất.

 

Với tất cả các yếu tố trên, Takarai chính là công ty nhận gia công thực phẩm chức năng dạng cốm uy tín, chuyên nghiệp và chất lượng, là lựa chọn tối ưu của bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ gia công thực phẩm chức năng tại nhà máy Takarai, bạn vui lòng liên hệ:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM TAKARAI

Địa chỉ: Thôn 3, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, tp. Hà Nội, Việt Nam.

Văn phòng miền Nam : 26 đường 3A cư xá Bình Thới , p8 , quận 11, tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 0981.736.969 – 0974.918.758

Website: www.takarai.vn

Email: takarai.jsc@gmail.com

 

 Xem thêm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981.736.969
0974.918.758